Motor cổng là giải pháp tự động hóa hiện đại thay thế cho những loại cổng sử dụng lực kéo tay thông thường. Hiện nay nhu cầu lắp đặt cửa cổng tự động đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng motor cổng chúng sẽ không thể tránh khỏi những trường hợp bị lỗi hoặc hư hỏng. Dưới đây là 9 lỗi thường gặp ở cổng tự động và cách khắc phục mà bạn nên biết.
1. Motor cổng đóng/ mở gây ra tiếng ồn
Nguyên nhân motor cổng gây ra tiếng ồn:
Đôi khi cổng tự động hay gây ra tiếng ồn khi chúng đóng hoặc mở. Thường lỗi này có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân chủ yếu thường do cơ chế vận hành lâu ngày bị hao mòn.
Cách khắc phục:
Bạn có thể sửa lỗi này của cổng tự động bằng cách tách rời các bộ phận và sau đó lắp chúng trở lại hoặc lắp một bộ phận mới.
2. Motor cổng bị lỗi không hoạt động
Nguyên nhân cổng không hoạt động:
Motor cổng không hoạt động rất có thể do các nguyên nhân như: mất điện hoặc thiết bị chưa được kết nối nguồn điện, cầu chì bị hư, motor cổng đã bị hỏng…
Xem thêm: 5 lưu ý sử dụng cổng tự động để tránh rủi ro mà bạn nên biết
Cách khắc phục:
Bạn nên kiểm tra lại nguồn điện kết nối và cầu chì trước. Nếu không phải do 2 nguyên nhân này gây ra thì bạn nên xem lại motor cổng của nhà bạn. Rất có khả năng motor cổng đã bị hư, lúc này bạn nên tìm đến một đơn vị chuyên sửa chữa motor cổng uy tín để được thay motor mới.
3. Thiết bị điều khiển từ xa của motor cổng bị lỗi
Nguyên nhân remote điều khiển bị lỗi:
Để giúp cho việc đóng/ mở cổng thuận lợi mà không gặp trở ngại gì, bạn cần đảm bảo remote control (điều khiển từ xa) luôn được hoạt động tốt. Nguyên nhân thông thường là do remote điều khiển của cổng tự động bị hết pin.
Cách khắc phục:
Bạn nên thay pin mới và thử kiểm tra lại lần nữa. Nếu sau khi lắp pin mới mà nút điều khiển vẫn không sử dụng được thì bạn nên thay luôn remote điều khiển mới.
4. Cảm biến bị cản trở không thể nhận diện
Nguyên nhân cảm biến không nhận diện:
Cổng tự động được vận hành nhờ cơ chế các cảm biến kích hoạt chuyển động. Tuy nhiên, cổng sẽ không đóng/ mở được nếu các cảm biến bị chặn. Sâu bọ và côn trùng có thể xâm nhập vào các hốc tối của cổng làm cản trở các cảm biến. Rêu và nấm mốc cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tương tự.
Cách khắc phục:
Hãy luôn vệ sinh bụi bẩn cho cổng tự động và đảm bảo giữ sạch trong các hốc tối (những nơi mà sâu bọ, côn trùng, nấm mốc…dễ sinh sôi phát triển). Điều đó sẽ giúp cho cảm biến nhạy hơn và hoạt động thật tốt trong mọi hoàn cảnh. Chỉ trừ trường hợp cảm biến thật sự bị hư thì bạn nên nghĩ đến giải pháp thay một cảm biến hoàn toàn mới.
Video hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt motor cổng lùa trượt YH TAIWAN 800 kg giá 2,8 triệu
5. Motor cổng chỉ đóng mở được một chiều hoặc không thể xác định điểm dừng
Nguyên nhân cổng chỉ đóng mở một chiều:
Đôi khi, cổng sẽ xảy ra tình trạng mở được nhưng không thể đóng được. Ngược lại, bạn có thể đóng cổng được nhưng lại không mở được. Thường nguyên nhân này là do giới hạn từ không đúng hoặc đã bị hư. Bên cạnh đó, cổng tự động còn gặp lỗi khi đóng/ mở nhưng lại chẳng xác định được điểm dừng (thường do giới hạn công tắc hành trình bị sai).
Cách khắc phục:
Khi giới hạn từ không đúng hoặc khoảng cách giới hạn từ quá lớn thì bạn nên chỉnh lại vị trí của giới hạn từ để cho đúng. Trường hợp giới hạn từ bị hư thì bạn phải thay luôn giới hạn từ. Còn đối với giới hạn công tắc hành trình, nếu vị trí đang bị sai thì bạn nên kiểm tra để chỉnh lại cho đúng.
6. Motor cổng bị kẹt ở chế độ thủ công
Nguyên nhân motor cổng bị kẹt ở chế độ thủ công:
Thỉnh thoảng, cổng sẽ bị mắc kẹt ở chế độ thủ công và motor cổng không thể tự động đóng/ mở hoàn toàn. Vấn đề này có thể do pin trong remote hoặc do cơ chế mở cổng bị lỗi.
Xem thêm: Đánh giá Top 4 loại cổng tự động được ưa chuộng nhất hiện nay
Cách khắc phục:
Bạn nên kiểm tra cả pin và chế độ đóng/mở cổng để tìm hiểu xem tại sao cổng lại bị kẹt trong chế độ thủ công. Sau khi bật lại được chế độ đóng/mở tự động thì motor cổng sẽ hoạt động trở lại bình thường.
7. Cổng bị giật hoặc kẹt khi đóng/ mở
Nguyên nhân cổng bị giật:
Cổng bị giật dọc hoặc bị kẹt khi đóng/ mở thường do nguyên nhân đường ray di chuyển của cổng tự động bị mòn. Bạn sẽ luôn cảm thấy việc đóng/mở cổng tự động không còn được trơn tru như trước nữa.
Cách khắc phục:
Bạn nên kiểm tra lại đường ray chuyển động của cổng. Nếu lỗi chưa được khắc phục thì bạn nên thuê một dịch vụ sửa chữa cổng tự động chuyên nghiệp để giải quyết vấn đề này nhanh chóng.
8. Motor cổng vẫn xoay nhưng không thể trượt qua lại
Nguyên nhân cổng không thể tự động trượt:
Thường motor cổng vẫn hoạt động nhưng cổng không thể trượt qua trượt lại là do bộ ly hợp bị lỏng, hoặc do lò xo của bộ ly hợp bị dãn.
Xem thêm: 5 lý do nên lắp đặt cổng tự động cho công trình nhà ở và doanh nghiệp
Cách khắc phục:
Bạn nên kiểm tra lại bộ ly hợp để siết chặt lại. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể thay luôn lò xo mới cho bộ ly hợp đã bị dãn.
9. Hộp điều khiển bị lỗi mạch điện tử
Nguyên nhân hộp điều khiển bị lỗi mạch:
Hộp điều khiển dễ bị hư hỏng do tác động bởi điều kiện thời tiết như nắng nóng lâu ngày, mưa nhiều gây ẩm thấp…khiến cho cổng không thể hoạt động.
Xem thêm: Cách chọn cổng tự động cho biệt thự phù hợp và sang đẹp
Cách khắc phục:
Thông thường lỗi mạch điện tử trong hộp điều khiển rất khó sửa chữa, nếu bạn muốn sửa vẫn có thể được nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Để có thể sử dụng lâu dài, bạn nên thay mới luôn hộp điều khiển cổng.
Cần lưu ý gì khi sử dụng cổng tự động?
Sử dụng motor cổng đúng cách
Không nên đóng mở động cơ liên tiếp trên 10 lần. Bởi vì motor cổng dễ bị nóng và đột ngột ngắt điện nếu phải đóng mở liên tiếp mà không có khoảng dừng. Do đó khi muốn đóng mở cổng, bạn nên lưu ý kỹ điều này. Trong trường hợp motor cổng đang bị nóng quá mức, hãy chờ cho đến khi nhiệt độ motor giảm xuống ở mức bình thường. Sau đó bạn có thể sử dụng lại bình thường.
Lưu ý lần nạp đều tiên cho bộ lưu điện phải đủ 20 tiếng, và không sử dụng với các nguồn điện khác. Để kéo dài tuổi thọ cho bộ lưu điện, bạn nên xả điện ít nhất 2 tháng một lần.
Video hướng dẫn lắp cổng lùa cong tự động nhanh gọn, hiệu quả
Thay pin remote 6 tháng/ lần
Remote sử dụng trong một thời gian sẽ hết pin, do đó việc điều khiển cổng từ xa không còn nhạy như ban đầu là điều dễ hiểu. Khi sắp hết pin, khoảng cách đóng mở cổng từ xa và khả năng cảm biến của motor cổng cũng sẽ yếu đi. Bạn nên lưu ý những dấu hiệu này để thay pin kịp thời tránh làm gián đoạn đến việc ra vào nếu ở công ty, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp…
Loại pin remote motor cổng hay sử dụng là loại pin 12V cũng khá phổ biến trên thị trường. Bởi vì pin remote rất dễ tìm kiếm và thay thế, bạn nên thay pin định kỳ 6 tháng nếu sử dụng remote đóng mở cổng thường xuyên.
Kiểm tra motor cổng thường xuyên
Để hạn chế tối đa việc hư hỏng động cơ cổng, bạn nên kiểm tra thường xuyên ở các thiết bị đảo chiều, đèn LED (đối với motor cổng xếp), chuông, board điều khiển… xem có vấn đề gì hay không. Nếu có bất kỳ vấn đề trục trặc nào xảy ra, bạn nên gọi ngay cho Thanh Phong Autodoor theo số 0962.548.139 để được hỗ trợ hướng dẫn sửa chữa từ xa nếu lỗi nhẹ.
Trong trường hợp máy móc bị hư hỏng nặng, hãy thông báo tình trạng này cho Thanh Phong Autodoor biết để đội ngũ kỹ thuật đi đến tận nơi để kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Tuyệt đối đừng tự ý sửa cổng khi nó bị hư hỏng nặng vì có thể làm tình trạng hư hỏng trở nên tệ hơn. Chưa kể nó còn khiến bạn phải phát sinh thêm nhiều chi phí không đáng có.
Để trẻ em tránh xa mỗi khi cổng đang đóng hoặc mở
Cửa tự động khác với cổng tự động. Cửa tự động có thể tự đóng hoặc mở khi thấy có vật cản/ người đi đến. Nhưng với cổng tự động, chúng được đóng/ mở dựa theo điều khiển của remote hoặc qua điện thoại thông minh. Do đó khi đóng/ mở, bạn nên quan sát kỹ càng có người qua lại không, đặc biệt là TRẺ NHỎ. Hãy chú ý để xa tầm tay trẻ em các thiết bị remote và nút bấm âm tường.
Bên cạnh đó, khi lắp đặt động cơ cổng tự động, bạn nên lưu ý KHÔNG lắp đặt motor điện ở nơi hay ngập nước và có độ ẩm cao. Nếu địa hình vốn dĩ hay bị ngập nước, hãy liên hệ cho Thanh Phong Autodoor để được tư vấn bộ motor khác phù hợp hơn.
Bảo dưỡng và vệ sinh cổng định kỳ
Để tăng tuổi thọ cho motor cổng, bạn nên cho đội ngũ kỹ thuật đến kiểm tra, bảo dưỡng vệ sinh định kỳ. Hãy theo lịch trình bảo dưỡng cổng và gọi ngay cho Thanh Phong Autodoor nếu bạn cần hỗ trợ. Bảo dưỡng cổng điều khiển từ xa mang lại rất nhiều lợi ích. Vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian phía trước mặt tiền nhà ở, công ty; vừa hạn chế tối đa các tình trạng hư hỏng, cổng bị lỗi.
Trên đây là 9 lỗi thường gặp ở cổng tự động mà bạn nên biết nguyên nhân và cách khắc phục chúng. Bên cạnh đó, Thanh Phong Autodoor cũng đã chia sẻ thêm những lưu ý để hạn chế các tình trạng hư hỏng hay cổng tự động gặp lỗi. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên bạn sẽ dễ dàng kiểm tra được cổng tự động ở nhà mình. Từ đó giúp cho việc bảo dưỡng cổng tự động được hiệu quả hơn, tăng thêm tuổi thọ cho motor cổng và đỡ phải phát sinh chi phí sửa chữa khác.
Nếu bạn cần liên hệ để tư vấn lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa motor cổng hay báo giá motor cổng thì đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua HOTLINE 0962.548.139. Thanh Phong Autodoor cam kết mang đến các sản phẩm chất lượng nhất, dịch vụ lắp đặt chuyên nghiệp với chi phí rẻ nhất trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm:
Bộ motor cổng mở 180 độ | cổng tự động 2 cánh giá 6,5 TRIỆU ĐỒNG