0962.548.139

 

Hướng dẫn lắp đặt motor cổng âm sàn theo quy trình chuẩn

Cổng tự động là thiết bị ngày càng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng ngày nay. Trong những loại cổng tự động phổ biến nhất là cổng âm sàn tự động. Việc lắp đặt motor cổng âm sàn không hề quá khó khăn, tuy nhiên không phải chủ công trình nào cũng nắm hết được các bước. Dưới đây là bài viết hướng dẫn lắp đặt motor cổng âm sàn theo quy trình chuẩn mà bạn nên biết để theo dõi tiến độ thi công của đơn vị.

Motor cổng âm sàn ngày càng phổ biến ở các công trình lắp đặt cổng tự động

Motor cổng âm sàn là gì?

Motor cổng âm sàn tự động là một dòng thiết bị thông minh với động cơ được chôn dưới mặt đất và thường được sử dụng cho cổng mở hoặc cổng trượt xếp lớp. Trong số các thương hiệu sản xuất cổng tự động chất lượng hiện nay thì motor cổng âm sàn của Ý là sản phẩm đang rất được ưa chuộng. Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của thương hiệu Comunello tại đây

Xem thêm: Cổng âm sàn tự động EAGLE COMUNELLO giá rẻ nhập khẩu chính hãng từ Ý

Phân loại motor cổng âm sàn

Trên thị trường hiện nay có hai loại motor cổng âm sàn, bao gồm:

  • Motor âm sàn sử dụng cơ điện truyền động
  • Motor âm sàn sử dụng động cơ thủy lực.

Ứng dụng của 2 loại motor âm sàn này như nhau, nhưng motor thủy lực thì bền bỉ và tải trọng lớn hơn. Thiết bị hoạt động êm và ổn định hơn, tuy nhiên giá lại có chút nhỉnh hơn so với giá motor cổng âm sàn sử dụng động cơ thủy lực.

Xem thêm5 lưu ý sử dụng cổng tự động để tránh rủi ro mà bạn nên biết

Trước khi lựa chọn và lắp đặt motor cổng âm sàn cần phải lưu ý những gì?

  • Xác định chiều cao, chiều rộng và trọng lượng của cánh cổng để lựa chọn tải trọng motor âm sàn phù hợp. Nếu tải trọng motor cổng âm sàn thấp quá thì sau một thời gian họat động lực kéo sẽ yếu dần và gây hỏng. Nhưng tải trọng quá lớn so với trọng lượng cánh cổng sẽ làm cho cổng họat động bị giật, không êm và phát ra tiếng ồn.
  • Tốt nhất nên chọn mô tơ cổng âm sàn có tải trọng lớn hơn 30% so với trọng lượng của cánh cổng.. Để phòng trường hợp cánh cổng xuống cấp, rỉ sét làm tăng ma sát, lực cản của gió và motor sẽ hoạt động đúng với công suất của nó, không bị quá tải.
  • Vị trí lắp đặt nên xem xét nơi đó có nhiều côn trùng, ẩm thấp hay bị ngập lụt sau mỗi lần mưa bão hay không? Từ đó đưa ra quyết định để chọn vị trí lắp mô tơ cổng âm sàn phù hợp.

Xem thêm: Nên xử lý ra sao khi cổng tự động bị mất điện?

Bạn cần chọn vị trí lắp đặt motor cổng âm sàn phù hợp để xem nơi đó có nhiều côn trùng, ẩm thấp hay bị ngập lụt hay không

7 bước lắp đặt motor cổng âm sàn theo quy trình chuẩn

Linh kiện cần thiết: đế, motor, khóa cơ, bộ điều khiển, dây điện, khoan, vít, silicon, hồ, cát, đá, máy cắt, mày hàn, ốc vít, máy khoan, cờ lê, ổ cắm âm sàn, hộp âm sàn, bút thử điện, tua vít, búa, đục,…

Bước 1: Khảo sát mặt bằng thi công

Đây là bước quan trọng trước khi lắp dựng cổng âm sàn tự động, phải đảm bảo vị trí đã có cốt nền, kích thước thông thuỷ cổng. Chú ý vị trí đặt đế âm sàn và đường đi dây điện, ống thoát nước,… Khi đủ điều kiện lắp đặt thì mới tiến hành thi công.

Với các dạng cổng nhôm đúc, cần có bản vẽ kích thước chính xác để biết vị trí của cối trên, khe hở, sau đó đặt đế âm sàn theo chuẩn của cánh cổng.

Xem thêm: Mua motor cổng tự động cần lưu ý điều gì?

Bước đầu tiên bạn nên khảo sát qua mặt bằng thi công cổng âm sàn tự động

Bước 2: Đặt đế âm sàn, đi đường ống thoát nước và dây điện

  • Đầu tiên đào 2 vị trí lắp âm sàn cho motor, đồng thời đi đường ống thoát nước và dây điện. Khi đào hố, phải đào dư mỗi bên để đổ bê tông, cố định đế motor cổng âm sàn. Độ sâu tối thiểu sau khi đục là 20cm (đối với cốt phía dưới là bê tông) và sâu hơn 30cm (nếu phía dưới là đất). Bê tông được trộn phải đảm bảo tỉ lệ cứng chắc, lấp kín gáy đế âm.
  • Sau khi đã có cốt nền, tiến hành khoan đục vị trí đặt các đế âm, sao cho mặt đế âm cao hơn cốt nền từ 0.5÷1cm. Không được để mặt nắp đế âm sàn thấp hơn nền sẽ khiến nước mưa và bụi bẩn trôi vào.

Lưu ý: các đường điện cấp nguồn cho motor (sử dụng dây có lõi phân biệt màu) và dây của cảm biến (dây tín hiệu Cat6) cũng được lắp đặt trong ống ghen điện cứng, đảm bảo có thể thay thế nếu có sự cố. Sử dụng ống nhựa PVC D34 loại dày 2mm làm đường ống thoát nước, lắp đặt cùng với đế và đảm bảo đủ độ dốc để nước trong đế thoát hoàn toàn.

  • Khi hoàn thành xong hố đế hộp âm sàn và dây điện xong thì đổ bê tông xuống sao cho cân bằng theo đúng tỉ lệ, nếu không phải chỉnh lại để tránh ảnh hưởng quá trình sử dụng. Chờ thời gian một ngày cho đế cứng để dựng cổng và lắp đặt motor âm sàn.

Bước 3: Dựng cổng

Sau khi đế âm đã cứng chắc (khoảng 24 tiếng sau khi đặt), tiến hành dựng cổng theo đúng vị trí đế đã đặt. Chú ý dựng lần lượt từng bên cánh cổng. Sau đó tra mỡ bôi trơn vào các cối và ngõng trước khi hàn đính cánh cổng vào ngõng và bản lề cối phía trên (tim cối trên và cối dưới phải cách đều so với trụ cổng, ngoài ra còn phải tính toán độ hở của cánh cổng so với trụ).

Xem thêm: Đánh giá Top 4 loại cổng tự động được ưa chuộng nhất hiện nay

Bước 4: Kiểm tra khe hở cổng

Khe hở giữa các cánh phải đều từ trên xuống dưới. Khi kiểm tra các mối hàn tại các khe hở không bị lệch thì mới hàn một cách chắc chắn. Kiểm tra cổng mở bằng tay phải êm, nhẹ, ít ma sát. Cổng âm sàn tự động sau khi dựng phải có khe hở đều nhau

Cần kiểm tra khe hở giữa các cánh và kiểm tra mối hàn tại các khe hở một cách chắc chắn

Bước 5: Lắp motor âm sàn, đấu điện và thử cổng

  • Phải vệ sinh đế thật kỹ trước khi lắp đặt motor cổng âm sàn.
  • Lắp motor cho từng cánh cổng, cổng mở hướng nào thì đuôi mô tơ quay hướng đó, được cố định đế bằng ecu. Tiếp theo lắp tay khuỷu và chốt hãm hành trình của cổng, lắp card thu phát tín hiệu.
  • Treo hộp điều khiển vào vị trí dây điện đã chờ sẵn, đấu nối dây motor, cảm biến. Chú ý các vị trí đấu nối dây motor cần để trong hộp nối phía trên mặt đất, không nên để dưới đế ẩm ướt. Trước khi cấp nguồn cho bộ điều khiển cần kiểm tra đấu nối lần cuối. Cài đặt hành trình cho cổng, đồng thời căn chỉnh chốt hãm hành trình để khi đóng hoặc khi mở cổng đều đạt góc an toàn theo yêu cầu.

Bước 6: Hoàn thiện, vệ sinh, bàn giao hệ thống

Bắn keo silicol tránh nước vào các cảm biến, vệ sinh sạch sẽ đế và motor cổng âm sàn trước khi đóng nắp. Cài nắp đậy chắn rác cho đế motor cổng âm sàn. Thử đổ nước vào để kiểm tra đường ống thoát nước đã thông hay chưa.Kiểm tra kỹ các chế độ vận hành toàn phần và một phần của cổng.

Xem thêm: 9 lỗi thường gặp ở motor cổng và cách khắc phục chúng

Bước 7: Hướng dẫn sử dụng và bàn giao tất cả phụ kiện cho người dùng (đối với đơn vị lắp đặt)

Đây là bước cuối trong quy trình lắp đặt motor cửa cổng âm sàn. Sau khi hoàn tất, chúng tôi sẽ bàn giao hệ thống bao gồm cả các chìa khoá, thiết bị điều khiển cho chủ công trình, kí biên bản nghiệm thu và bảo hành. Khách hàng sẽ được bảo trì cho motor cửa cổng âm sàn dựa trên thời gian bảo hành của sản phẩm.

Bước cuối cùng là bàn giao các chìa khoá, thiết bị điều khiển…cho chủ công trình

Báo giá motor cổng âm sàn, lắp đăt, sửa chữa và tư vấn

Với đội ngũ nhân viên tận tâm và kỹ thuật viên lành nghề, Cuatudongitaly.com luôn luôn cam kết về chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ. Do đó, các thiết bị máy móc và linh kiện đều được chúng tôi nhập khẩu 100% và phân phối trên toàn quốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin sản phẩm motor cổng âm sàn, giá motor cổng âm sàn hoặc liên hệ lắp đặt, quý khách đừng ngần ngại gọi ngay vào số hotline 0962.548.139 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.